Cả hai sẽ thi đấu với tinh thần rất thoải mái và khả năng cao sẽ có rất nhiều bàn thắng được ghi trong trận đấu này.
Đội hình dự kiến
Myanmar: Min Latt; Htan, Kyaw Moe, Phyo Win, Lam Mang; Bo Bo; Htet Aung, Maung Lwin, Moe Aung, Maung Win; Than Paing.
Philippines: Kevin Mendoza, Steuble, Nyholm, Aguinaldo, Sato, Reichelt, Ramsay, Ingreso, Baas, Schrock, Guirado.
* T.A
" alt=""/>Link xem trực tiếp Philippines vs Myanmar, bảng A AFF Cup 2020Trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và thành thạo tiếng Anh
Là chương trình đào tạo được thiết kế nhằm mục tiêu đào tạo một thế hệ nhân sự chất lượng cao theo chuẩn quốc tế, Chuyên ngành Kế toán tích hợp Chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB của trường ĐH Thương mại có tính ứng dụng cao với tổng số 131 tín chỉ, trong đó chương trình tăng cường tiếng Anh với 26 tín chỉ IELTS và trên 80% các học phần chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Theo học Chương trình đào tạo này, ngoài các môn chuyên ngành, sinh viên sẽ học 6 môn học của Chứng chỉ quốc tế về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh (ICAEW CFAB). Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được thường xuyên tham gia các buổi trao đổi kiến thức, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp, các cuộc thi chuyên ngành ngay từ trong quá trình học do ICAEW phối hợp với các công ty Big4 trong kiểm toán tổ chức.
Phương pháp học tập hiện đại, môi trường học tập chuyên nghiệp, nguồn tài liệu phong phú được cập nhật liên tục, đây chính là nền tảng giáo dục lý tưởng để sinh viên có thể trang bị sự tự tin về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để chinh phục những nấc thang thành công trong sự nghiệp.
Nhận song bằng sau khi tốt nghiệp, cơ hội thực tập sớm và việc làm tại Big4
Trong cùng một thời gian học đại học, các sinh viên sau khi đủ điều kiện tốt nghiệp sẽ nhận được bằng Cử nhân chính quy chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp của ĐH Thương mại và có cơ hội nhận được chứng chỉ quốc tế về Tài chính - Kế toán - Kinh doanh ICAEW CFAB có giá trị toàn cầu.
Bên cạnh lợi thế có trong tay song bằng, các sinh viên còn được hưởng những cơ hội thực tập sớm và cơ hội việc làm hấp dẫn tại các doanh nghiệp Big4 trong kiểm toán, các công ty danh tiếng tại Việt Nam cũng như trong khu vực nhờ mạng lưới 6.000 doanh nghiệp đối tác (ATEs) trên toàn thế giới của ICAEW.
Tại Việt Nam, ICAEW xây dựng mạng lưới hàng chục ATEs thuộc các lĩnh vực ngành nghề đa dạng từ các ngân hàng, các hãng kiểm toán lớn tới các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp đối tác này đều có chính sách tuyển dụng với những đặc quyền dành riêng cho các học viên ICAEW CFAB.
Theo phản hồi của một số nhà tuyển dụng Big4, nhóm nhân sự sở hữu chứng chỉ ICAEW CFAB thu hút các nhà tuyển dụng, bởi ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên đã được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng theo chuẩn quốc tế để tự tin bắt đầu công việc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhất là trong bối cảnh thị trường dịch vụ tài chính kế toán của Việt Nam vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự chất lượng cao.
Thực tế tại Khoa Kế toán - Kiểm toán, ĐH Thương mại cũng đã cho thấy sinh viên của Lớp chất lượng cao hợp tác với ICAEW (trước khi triển khai Chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế CFAB vào năm 2022) được các nhà tuyển dụng Big4 đánh giá cao. Nhiều bạn sinh viên của Lớp chất lượng cao hiện đang làm việc tại các công ty Big4 danh tiếng, như bạn Phạm Quốc Minh, lớp K52DD, hiện đang làm Trưởng nhóm Tư vấn chiến lược, EY Parthenon; bạn Kiều Thanh Hằng, lớp K54DD, hiện đang làm tại Bộ phận Rủi ro Công nghệ thông tin, EY Việt Nam và Phan Minh Ngọc, lớp K54DD, hiện đang làm tại Bộ phận Thuế Quốc tế tổng hợp của KPMG,…
Theo một số khảo sát, ngành tài chính kế toán, kiểm toán vẫn được xem là một trong những ngành “hot” với mức thu nhập hấp dẫn. Chương trình Kế toán doanh nghiệp tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB do trường ĐH Thương mại và ICAEW hợp tác đào tạo hứa hẹn là một khởi đầu vững chắc, mở ra cơ hội sự nghiệp rộng mở cho sinh viên trong bối cảnh lĩnh vực tài chính của Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.
Doãn Phong
" alt=""/>Cơ hội từ chương trình tích hợp chứng chỉ ICAEW CFAB tại ĐH Thương mạiMỹ ra tối hậu thư cảnh báo Nga
Ukraina triệu khẩn quân dự bị, Nga thử tàu ngầm tên lửa mới
Thứ ba tuần trước (27/11), ông Pillsbury mới dùng xong món salad ở câu lạc bộ Cosmos thì nhận được một tin nhắn từ Nhà Trắng: "Tổng thống đang cố gắng liên lạc với ông. Hãy gọi lại". Một ngày sau, ông Pillsbury tới Phòng Bầu dục để họp cùng Tổng thống Trump, cũng như các thành viên cấp cao thuộc nhóm cố vấn kinh tế cho Nhà Trắng, trước khi lãnh đạo Nhà Trắng có cuộc gặp quan trọng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Argentina vào cuối tuần.
![]() |
Ông Michael Pillsbury là cố vấn về Trung Quốc rất được Tổng thống Trump tin tưởng. Ảnh: NYT |
Trong hơn một tiếng đồng hồ, Tổng thống Trump, ông Pillsbury và các cố vấn khác như Steven Mnuchin, Wilbur Ross, Larry Kudlow, Jared Kushner và Peter Navarro đã vạch ra chiến lược đàm phán với Trung Quốc, đúng vào lúc cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang làm xáo trộn các thị trường toàn cầu và kéo căng quan hệ ngoại giao Washington - Bắc Kinh.
Ông Trump đã lắng nghe các đề xuất trái ngược nhau từ nhóm cố vấn kinh tế về cách đối phó với Trung Quốc. Song, các ý kiến tư vấn của ông Pillsbury dường như được lãnh đạo Nhà Trắng lưu tâm nhất. Tại cuộc gặp song phương ở Buenos Aires ngày 1/12, hai nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc rốt cuộc đã đi đến thỏa thuận "đình chiến thương mại" trong vòng 90 ngày.
Theo báo New York Times, ông Pillsbury đang nổi lên như một cố vấn then chốt của Tổng thống Mỹ. Chính ông Trump đã nhiều lần công khai gọi ông Pillsbury là "người có thẩm quyền hàng đầu về Trung Quốc".
Trong vài tháng trở lại đây, cuốn "Cuộc chạy đua trăm năm: Chiến lược bí mật của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ thành siêu cường toàn cầu" của ông Pillsbury đã trở thành kim chỉ nam cho những người thuộc chính quyền Trump muốn thúc đẩy một phản ứng mạnh mẽ hơn trước mối đe dọa từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với Mỹ.
Chính Stephen K. Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của Tổng thống Trump và cũng là người tuyển chọn ông Pillsbury làm cố vấn năm 2016, từng phân phát các cuốn sách này khắp Nhà Trắng.
Cuốn sách được xuất bản từ khi ông Pillsbury còn làm chuyên gia cố vấn Lầu Năm góc cho chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama. Nó thể hiện quan điểm coi Trung Quốc như một kẻ thù khôn ngoan với kế hoạch ngấm ngầm vượt mặt Mỹ trở thành cường quốc thống trị thế giới vào năm 2049, tức là một thế kỷ sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
Vào thời điểm phát hành, cuốn sách của ông Pillsbury đã bị đông đảo dư luận chế nhạo. Nhiều học giả, chẳng hạn như Jude Blanchette, cựu trợ lý giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc thế kỷ 21 thuộc Đại học California (Mỹ) thậm chí chỉ trích các lập luận của ông Pillsbury "đầy rẫy các lỗi sai, hiểu lầm và thiếu sót khó hiểu", dựa trên những nguồn tài liệu "chưa được kiểm chứng".
![]() |
Theo ông Pillsbury, chương trình nghị sự của ông Trump xung đột với mục tiêu hiện đại hóa Trung Quốc của ông Tập Cận Bình. Ảnh: Politico |
Ông Pillsbury tất nhiên phản bác những lời chỉ trích nói trên. Ông có cùng quan điểm với Tổng thống Trump khi cho rằng, căng thẳng Mỹ - Trung bùng phát khi chương trình nghị sự của ông Trump nhằm khôi phục "sự vĩ đại" của nước Mỹ xung đột trực tiếp với học thuyết hiện đại hóa Trung Quốc của ông Tập Cận Bình.
Ông Pillsbury không phải là một chuyên gia bình thường. Ông từng đảm đương các trọng trách khác nhau trong chính phủ Mỹ, với vai trò một chuyên gia về Trung Quốc và an ninh quốc gia cho nhiều thế hệ tổng thống kể từ thời Richard Nixon.
Với ngoại hình cao to, hói đầu, thông thạo tiếng Trung và có trong tay một bằng tiến sĩ về khoa học chính trị do Đại học Columbia (Mỹ) cấp, ông Pillsbury, 73 tuổi, nổi tiếng trong giới học giả về Trung Quốc vì khả năng tiếp cận nhiều quan chức tình báo và quân sự của quốc gia Đông Bắc Á này, cũng như sở trường sưu tầm và chuyển dịch các tài liệu hé lộ tư tưởng của các lãnh đạo Bắc Kinh.
Không giống những người khác trong chính quyền Trump, ông Pillsbury từng tự nhận mình là "kẻ ôm gấu trúc", ám chỉ người xem Trung Quốc có thể trở thành một đồng minh về kinh tế và chính trị. Song, ông bắt đầu có cái nhìn đen tối hơn về Trung Quốc, cũng như các tham vọng của nước này sau nhiều cuộc phỏng vấn và trò chuyện với các quan chức tình báo, quân sự hàng đầu ở Bắc Kinh. Và rồi, ông tìm thấy người bạn tâm giao ở ông Trump.
Ông Pillsbury gia nhập đội ngũ của ông Trump trong giai đoạn chuyển giao quyền lực năm 2016, sau khi tổng thống mới đắc cử điện đàm với lãnh đạo Đài Loan, phá vỡ các nghi thức ngoại giao và khiến Trung Quốc nổi giận.
Theo một cựu quan chức Nhà Trắng, ông Pillsbury phối hợp chặt chẽ với Matthew Pottinger, lãnh đạo cấp cao phụ trách các vấn đề châu Á trong Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ. Nhà Trắng đã cân nhắc giao cho ông đảm trách một cương vị chính thức, nhưng cũng có nhiều lo ngại về việc ông có thể tiếp cận các thông tin mật. Bản thân ông Pillsbury nói, tất cả hiện vẫn là khả năng và ông muốn trở thành Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc một ngày nào đó.
Khi Tổng thống Trump ngày càng chú trọng vào an ninh kinh tế và an ninh quốc gia cũng như coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ, vốn hiểu biết của ông Pillsbury về Trung Quốc ngày càng trở nên cần thiết.
Nhóm cố vấn kinh tế của ông Trump đang có sự chia sẽ sâu sắc về cách tiếp cận Trung Quốc, giữa một bên là những người theo chủ nghĩa dân tộc quốc gia như Giám đốc Hội đồng Thương mại quốc gia Navarro và Trưởng đoàn đàm phán thương mại Mỹ Lighthizer với phe có quan điểm ôn hòa gồm Bộ trưởng Tài chính Mnuchin và Giám đốc Hội đồng An ninh quốc gia Kudlow.
Dù có cái nhìn tương đối tiêu cực về Trung Quốc, nhưng ông Pillsbury luôn cố gắng giải thích cho giới chức Nhà Trắng rằng, các lãnh đạo Bắc Kinh cũng đối mặt với sự chia rẽ nội bộ. Ông cũng cố vấn cho tổng thống cách khoét sâu các chia rẽ này để chiếm lợi thế trước Trung Quốc.
Một số nhà phân tích nhận định, ông Pillsbury thể hiện giọng điệu mềm mỏng hơn nhằm chiếm thiện cảm của người Trung Quốc. Trong vòng 18 tháng qua, ông đã công du Trung Quốc tới 4 lần và đang lên kế hoạch quay trở lại đây trong tháng 12 này để chia sẻ các quan điểm của Mỹ với các cơ quan tư vấn, viện nghiên cứu của Trung Quốc.
Tư vấn và viết lách là nghề đem lại thu nhập cao cho ông Pillsbury. Ông đang hoàn thành một cuốn sách mới và nói đùa về việc sẽ cho ra mắt một bộ phim. Ông đang sống cùng vợ, một cựu vũ công ballet gốc Anh, trong một dinh thự trị giá tới 7,5 triệu USD tại Georgetown. Ông sở hữu trong tay một bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật châu Á giá trị cùng một chiếc máy bay cỡ nhỏ Cessna phục vụ nhu cầu riêng.
Tuấn Anh
Sau 2 tiếng rưỡi đàm phán, các lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận "đình chiến thương mại" kéo dài 90 ngày.
" alt=""/>'Cánh tay phải' kín tiếng giúp ông Trump đối phó TQ